3 vị trí phù hợp nhất để lắp thang máy cho nhà phố, nhà ống

Với cấu trúc của các căn nhà ống, nhà phố thì việc bố trí thang máy sao cho phù hợp và hiệu quả, tiết kiệm tối đa diện tích là mong muốn của nhiều chủ đầu tư.
Hiện nay có 3 phương án bố trí lắp đặt thang máy gia đình cho nhà ống được áp dụng phổ biến là:
  • Cách 1: Thang máy ở giữa thang bộ.
  • Cách 2: Thang máy nằm cạnh thang bộ
  • Cách 3: Thang máy đối diện thang bộ
Mỗi cách đều có ưu và nhược điểm riêng, hãy cùng Thang máy Tâm Thành tìm hiểu ngay sau đây:

Thang máy trong lòng thang bộ

Với cách bố trí thang máy ở giữa cầu thang bộ thì đây được coi là các bố trí hợp lý nhất. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ngôi nhà dự án đã được chủ đầu tư bàn giao thô và chưa được xây dựng sẵn hố thang máy.

Ngoài ra, các bố trí này còn được áp dụng cho những ngôi nhà đang ở, chưa có hố thang nhưng có nhu cầu lắp đặt thang máy để sử dụng. Việc tận dụng khu vực giếng trời làm cầu thang máy là sự lựa chọn phù hợp, tiết kiệm diện tích tối đa. 

Để lắp được thang máy ở giữa thang bộ, Quý Khách hàng cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Diện tích tối thiểu: 1000mm (rộng) x 1000mm (dài) x 300mm (sâu)
  • Chiều cao OH (khoảng không gian an toàn để chứa được cabin khi đi lên tầng cao nhất): tối thiểu từ 3200-3500mm
Thang máy trong lòng thang bộ
Thang máy trong lòng thang bộ
 
thang may cho nha pho

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm diện tích
  • Cầu thang bộ thoải hơn: do tổng chiều dài cầu thang bộ dài hơn so với phương án thi công thang máy nằm cạnh thang bộ thế nên bố trí được nhiều bậc hơn nên chiều cao mỗi bậc cầu thang bộ cũng thấp hơn.
  • Tiết kiệm chi phí làm tay vịn thang bộ: Khi lắp đặt thang máy gia đình ở giữa thang bộ thì không cần thiết phải làm tay vịn cho thang bộ nữa do đó gia chủ sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá

Nhược điểm:

  • Ngôi nhà sẽ không lấy được ánh sáng tự nhiên do giếng trời bị che khuất. 
Giải pháp là gia chủ có thể lựa chọn lắp đặt thang máy kính gia đình với thiết kế trong và phản chiếu ánh sáng tốt có thể tận dụng được không gian giếng trời để lấy ánh sáng cho căn nhà. Có thể dùng thang kính mờ hoặc trong suốt.

Ngoài ra, với những công trình nhà cải tạo thì nên chọn phương án dựng khung hố thang bằng thép hoặc nhôm để tiết kiệm tối đa diện tích, thi công nhanh và mang lại hiệu quả cao về thẩm mỹ.

Thang máy bên cạnh thang bộ

Lắp đặt thang máy bên cạnh thang bộ là một phương án phổ biến nhất cho công trình có mặt tiền hẹp nhưng chiều sâu tương đối lớn. Thang máy và thang bộ sẽ nằm ở giữa ngôi nhà.
 
thang may ben canh thang bo
Thang máy bên cạnh thang bộ
thiet ke thang may o giua cau thang bo

Ưu điểm:

  • Phần giếng trời ở giữa cầu thang bộ được giữ nguyên, đảm bảo việc lấy ánh sáng tự nhiên và lưu thông không khí trong cả ngôi nhà. Đồng thời tạo cảm giác thông thoáng cho toàn bộ căn nhà. 
  • Phần cầu thang bộ tuy mất nhiều chi phí đầu tư hơn (do phải làm thêm phần tay vịn so với phương án 1) nhưng khi đó thang bộ vẫn đạt công năng sử dụng lại đảm bảo mỹ quan. Đây cũng là một điểm nhấn trang trí cho ngôi nhà.

Nhược điểm:

  • Việc phải dành thêm một khoảng không gian cho hố thang để lắp đặt thang máy thì không phải công trình nào cũng có thể áp dụng. Đặc biệt, với những nhà cải tạo thì việc thi công theo phương án này là vô cùng khó khăn mà khó có thể thực hiện được.
  • Lắp đặt bên thang máy bên cạnh cầu thang bộ đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ hao tốn diện tích nhiều hơn.
  • Nếu ứng dụng xây cầu thang bộ theo phương án này thì thang bộ sẽ có độ dốc lớn hơn khiến việc di chuyển bằng thang bộ gặp khó khăn hơn. 

Thang máy đối diện thang bộ

Đây là sự kết hợp của cả 2 phương án trên khi công trình có bề rộng từ 4,5m.
 
thiet ke nha thang may dat doi dien thang bo
Thang máy đối diện thang bộ

Ưu điểm:

  • Thang bộ sẽ thông thoáng hơn nhiều và rất thuận tiện cho việc đi lại.
  • Thường bố trí thêm nhà vệ sinh bên cạnh thang máy để tạo thành một khối giao thông chung.

Nhược điểm:

  • Không phù hợp với các công trình nhà ống có bề rộng dưới 4,5m tại các thành phố lớn.

Nhà bao nhiêu tầng thì nên lắp đặt thang máy gia đình?

Thông thường, việc lắp đặt thang máy cho gia đình được các chủ đầu tư lựa chọn cho các công trình từ 5 tầng trở lên để đáp ứng nhu cầu di chuyển và sử dụng hiệu quả các tầng trên cao.

Hiện nay, nhiều hộ gia đình có nhà 3 – 4 tầng cũng đã lắp thang máy trong nhà để thuận tiện cho việc đi lại của các thành viên và đã mang lại hiệu quả lớn. Các chủ đầu tư thường lựa chọn sử dụng các loại thang máy mini có kích cỡ nhỏ, tải trọng từ 200 – 450kg. Loại thang máy này mang lại hiệu quả, tiện nghi khi lắp đặt cho nhà ống thấp tầng. Như vậy là công trình nhà ở có từ 3 tầng trở lên là có thể bố trí lắp đặt thang máy được.

Lời khuyên của chúng tôi:

  • Với công trình cải tạo: Nên dựng hố thang bằng kết cấu khung thép và nên chọn phương án vị trí đặt thang máy ở giữa thang bộ
  • Với nhà xây mới: thang máy bên cạnh thang bộ là lựa chọn thích hợp. Thang máy đối diện thang bộ phù hợp các công trình có bề rộng từ 4,5m trở lên.

Để biết thêm thông tin hoặc cần tư vấn giúp đỡ, hãy liên hệ ngay với Công ty CP Thang máy Tâm Thành để nhận được những phương án thiết kế thang máy gia đình kết hợp với cầu thang bộ tối ưu nhất từ các chuyên gia của chúng tôi. Hotline: 098 660 5550. Xin chân thành cảm ơn!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
8
7
1
4
7
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây