Tiếp địa thang máy là gì? Nó có quan trọng không?

Một trong những vấn đề hay bị bỏ quên trong quá trình xây dựng, chuẩn bị lắp đặt thang máy đó chính là thi công hệ thống tiếp địa cho thang máy. Vậy tiếp địa thang máy là gì? Nó có quan trọng không?
Tiếp địa thang máy
Tiếp địa thang máy

Tiếp địa là gì?

Hệ thống tiếp địa thang máy hay còn gọi là tiếp đất giúp triệt tiêu điện nhiễu trong quá trình vận hành thang, tốt cho tuổi thọ của thiết bị điện.

Ngoài ra, một vai trò cực kỳ quan trọng của tiếp địa cho thang máy là giúp chuyền điện xuống đất trong trường hợp bị rò điện cao thế vào cabin, cửa cabin hay cửa thang, các thiết bị điện trên phòng máy đảm bảo an toàn tối đa cho người sử dụng cũng như kỹ thuật viên khi thao tác gần thiết bị.
 
thi cong coc tiep dia
Cọc tiếp địa thang máy

Thang máy chưa được nối tiếp đất sẽ ra sao?

  • Mặt hiển thị ở cửa thang, trong cabin bị nhiễu, hiển thị không chính xác thông tin
  • Người dùng cảm thấy tê tay khi chạm vào vách cabin, cửa thang, tay vịn đặc biệt khi tiếp xúc bằng mu bàn tay.

Các loại tiếp địa

  • Hệ thống tiếp địa làm việc: Tức là có tiếp địa thì các thiết bị mới làm việc bình thường được.
  • Tiếp địa chống sét
  • Tiếp địa an toàn: Tiếp địa dùng cho thang máy là loại tiếp địa an toàn với một đầu dây được đấu nối vào cọc tiếp địa còn đầu còn lại nối vào vỏ cabin, cửa thang, vỏ tủ điệp, máy kéo.

Tầm quan trọng của tiếp địa cho thang máy

  • Giúp bảo vệ con người: Tránh khả năng dò điện do tác động môi trường khiến người sử dụng bị giật khi chênh áp.
  • Giúp bảo vệ thiết bị: Bảo vệ các thiết bị điện tử khỏi bị nhiễu và loạn hệ thống, không bị lỗi vặt là mục đích của hệ thống tiếp địa

Thi công tiếp địa thang máy như thế nào?

Các tiêu chuẩn thi công

Cần chú ý đảm bảo kỹ thuật khi thực hiện làm tiếp địa thang máy để giữ được tuổi thọ và hiệu suất làm việc của cọc tiếp địa.

Thiết bị:

  • Cọc tiếp địa nên sử dụng cọc bằng đồng hoặc mạ đồng chuyên dụng dùng trong tiếp địa, thiết diện 20mm, chiều dài trên 1,5m. Số lượng cọc tùy thuộc vào địa chất của từng công trình. Với mục đích làm sao điện trở đo được không quá 4 Ohm.
  • Dây tiếp địa: Với thang máy gia đình thường thì dây điện nối thang máy với cọc đồng là dây có thiết diện tối thiểu 4mm2. Đầu dây nên được hàn hoặc bắt bằng bulong với cọc tiếp địa.
Coc tiep dia bang dong
Cọc tiếp địa bằng đồng

Thi công:

  • Cọc tiếp địa cần phải được đóng cách xa cọc của hệ thống tiếp địa chống sét tòa nhà (nếu có),  khoảng cách ít nhất là 6m.
  • Các cọc tiếp đất của thang phải đóng cách nhau ít nhất 1m.
  • Dây dẫn được nối tiếp giữa các cọc đồng và thông qua đường ống kỹ thuật của ngôi nhà hoặc đi dọc hố thang máy được dẫn truyền lên phòng máy 

Cách xử lý đối với công trình không được bố trí tiếp địa

Những công trình mà trong quá trình thi công chủ đầu tư không đóng cọc và chờ dây tiếp đất thì vẫn có biện pháp khắc phụ đó là đấu nối với:
  • Móc treo palang, nếu như thép móc treo tiếp xúc với thép sàn phòng máy và tiếp xúc với thép cột nhà.
  • Nối với thép cột nhà tại vị trí góc của hố thang máy.
Như vậy có thể thấy vai trò cực kỳ của hệ thống tiếp đất đối với việc vận hành thang máy tải khách nói chung và thang máy cho hộ gia đình nói riêng. Lời khuyên của chúng tôi là bạn nên triển khai hệ thống tiếp địa từ khi làm móng. Để tránh những chi phí phát sinh, sửa chữa ngoài ý muốn và dễ dàng trong việc thi công.

Quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:

CÔNG TY CỔ PHẦN THANG MÁY TÂM THÀNH
Trụ sở: Số 1A Ngõ 128 Phố Sài Đồng , phường Sài Đồng, Q. Long Biên, TP. Hà Nội
Điện thoại: 02462591055 - 0986605550 - 0936344412
Email: contact@thangmaytamthanh.com
Website: https://thangmaytamthanh.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
8
7
1
4
7
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây